Nuôi cá lóc trong bể lót bạt HDPE là một mô hình nuôi cá hiện nay đang được nhiều người sử dụng đến, vì nó có thể tận dụng được diện tích ngay trong vườn đất. Nguồn nước nuôi ít, có thể tận dụng được nước giếng khoan, giếng đào, thời gian nuôi ngắn giúp đẩy nhanh vụ mùa, sử dụng nguồn lao động tại gia đình hoặc ngay tại địa phương. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt HDPE nhé.

Kỹ thuật thiết kế xây dựng bể nuôi cá lóc

– Diện tích bể nuôi: tùy theo khả năng,nhu cầu đầu tư của hộ nuôi. Tuy nhiên bể nuôi có diện tích từ 15–30 m2 là vừa đủ.

– Chọn vị trí xây dựng bể nuôi như đã định trước: Vị trí bể đặt nơi thông thoáng. tránh bóng cây che khuất và gần nhà

– Khu vực có điện, thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý, hạn chế chấn động, gần kênh rạch và có nơi thoát nước thích hợp để không gây tác động xấu đến môi trường xung quanh

– Bể nuôi được xây dựng trên mặt đất bằng phắng và đầm nện kỹ, rồi đổ lớp cát và chấu làm cho bề mặn mịn, lớt lớp đệm hoặc bao cũ giữa lớp cát và cao su để bào vệ cao su. Đáy bể có độ dốc nghiêng về phía ống thoát nước để loại bỏ các chất cặn bà trong bể khi thay đổi nước.

-Sau khi ta đóng cọc định vị trí lót mê bồ và bạt theo khung đã ấn định. Khung bằng cây tre hoặc gỗ… với các trụ cây chắc chẳn, khung phải chẳng dây kếm cho thật chắc chẳn và có lưới bào vệ phía trên, tránh trường hợp cá ra ngoài làm thất thoát.

– Bể nuôi phải có ống chống tràn để ổn định mực nước khi trời mưa hoặc bơm nước tràn.

– Khi thiết kế ống thoát nước ta cần quan tâm đến đường kính őng thoát nước để tiến hành thay nước nhanh và để thay sạch cặn bã phải đào hố sâu xuống xung quanh ống thoát nước.

Nguồn nước, thức ăn và cách chọn giống

Nguồn nước

Nguồn nước được sử dụng cho mô hình nuôi được cấp vào bể xử lý trước khi cấp vào bể nuôi nhẳm chủ động cấp và thoát khi cần thiết. Độ pH của nướckhoảng từ 6.5–8; NH3 <0.01 mg/ ; 02 > 3mg/l.

Cá giống: Cá lóc là 1 loài cá dữ, ăn động vật tươi sống. Sự cạnh tranh thức ăn của loài cá này rất quyết liệt nên thường có sự phân đàn lớn sau thời gian nuôi cá nên khi thả giống nuôi cần chọn cá đồng cỡ là hết sức quan trọng và nó quyết định năng suất của bể nuôi.

Tiêu chuẩn chọn giống

Ta nên chọn mua giống ở những nơi có uy tín hoặc cho sinh sản nhân tạo và có nguồn gốc rõ ràng, nhằm đảm bảo sức khỏe cho giống tốt hơn. Giống chọn phải đồng cỡ, không sây sát, không có triệu chứng bệnh, bơi theo đàn, có màu đặc trưng của loài.

– Chuân bị nguồn nước: Trước khi thả cá 3 -4 ngày, cấp nước vào bể nuôi để ngâm, ta xả vài lần nhẳm loại bỏ bớt mùi hóa chất của cao su. Cấp nước vào bể nuôi đạt mức nước sâu khoảng 0,6 m và xử lý bằng một trong loại thuốc hoặc hóa chất khử trùng nước như Avaxide, Fresh water, Virkon A,..

-Nâng dần mực nước cho đạt yêu cầu từ 0,8 –1 m nhằm đảm bảo mức nước trong bể phải thấp mặt bể khoàng 0,2m.

Thả giống: Xử lý cá giống trước khi ta thả cá vào bể bằng biện pháp tắm để diệt ngoại ký sinh hoặc nấm. Đồng thời, ta tiến hành lược cá đồng cỡ để  hạn chế trường hợp ăn lẫn nhau.

– Phương pháp tắm: Dùng thuốc có rõ nguồn gốc lodine theo liều lượng ghi trên bao bì. (Ví dụ như lodine – complex của Công ty Bio).

Mật độ: Mật độ: 100 con/m2, cỡ cá 200 – 250 con/kg.

Phương pháp cho cá ăn

Thức ăn bán công nghiệp (50% thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn tươi sống): Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): 3.0 + Tháng đầu: cỡ cá 3 – 50 g/con, cho cá ăn 3 -4 lần/ngày, khầu phàn ăn 10 – 15%.

Quản lý môi trường nuôi cá

Quản lý chất lượng nước rất quan trọng vì đó là 1 trong những nguyên nhân gây nên dịch bệnh và quyết định năng suất của mô hình nuôi. Định kỳ kiểm tra yếu tố môi trường  tối thiểu 1 tuàn/lần, hay khi cá Có biểu hiện bất thường ta dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ: nhiệt độ nước được coi là thích hợp từ 28 – 320C.

Dùng test kiểm tra nhanh một số yếu tố của môi trường như độ pH, hàm lượng 02 hòa tan, khí Ammonia.

+ Độ pH: pH nước dao động từ 6.5 -8; pH nước không vượt qua 9 sẽ rất độc cho cá vì nồng độ ammonia trong nước cao.

+ Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan trong hệ thống nuôi là  >3 mg/l; nếu hàm lượng oxy <2 mg/l thì sẽ làm cá giàm ăn và chậm lớn.

+ Khí Ammonia (NH3 –N): Hàm lượng Ammonia trong bể không vượt quá 1 ppm (hàm lượng cho phép trong nước nuôi thủy sản là 0,01 ppm).

– Chế độ thay nước: Do diện tích nhỏ nên chế độ thay nước cho bể cần được lưu ý hạn chế tránh sốc cho cá.

Theo dõi và chăm sóc sức khỏe của cá

– Trong quá trình nuôi ta cần phải theo dõi và quan sát khà năng bắt mồi, hoạt động bơi lội của cá.

– Theo dõi biểu hiện cá nuôi nhẳm phát hiện bệnh sớm để có kế hoạch điều trị hợp lý: Nếu thấy cá nổi trên mặt nước nhiều là nguồn nước bị ô nhiễm; nếu cá nổi trên mặt nước, da sẫm màu, phản xạ kém với tiếng động là cá bị ký sinh trùng.

– Quan sát khả năng bắt mồi của cá để điều chinh thức ăn sao cho phù hợp: khi thời tiết thay đổi giảm lượng thức ăn hạn chế thức ăn thừa tránh việc làm ô nhiễm nguồn nước.

– Định kỳ theo dõi tốc độ tăng trường của cá: tiến hành cân trọng lượng cá khoảng  1 lần/tháng.

Kỹ thuật phòng trị bệnh cho cá lóc

Bệnh ngoại ký sinh

1. Bệnh trùng bánh xe:

– Triệu chứng khi cá khi bị bệnh:

+ Toàn thân cá có nhiều nhớt nhớt màu trằng đục.

+ Da cá bị chuyển sang màu tối.

+ Cá cảm thấy ngứa ngáy và nổi đầu hàng đàn, đối với cá lóc giống nổi đầu nhô lên mặt nước và lắc mạnh (cá nổi bọt, cá kết dè).

+ Khi bệnh nặng, trùng ký sinh trên mang phá hủy mang làm cho cá bị ngạt thờ, mang đầy nhớt, cá bơi lội lung tung. Bệnh thường xuất hiện vào sau mấy hôm trời âm u, nhiệt độ mát mè, trùng bánh xe sinh sản nhanh gây thành dịch, cá chết hàng loạt.

+ Tốt nhất là nên giữ vệ sinh bế ương, nuôi, không ương, nuôi cá với mật độ quá dày.

+ Có nhiều phương pháp hoặc có nhiều loại thuốc trị bệnh trùng bánh xe như: muối hột, formalin, Sulfat đồng, thuốc tím.

2. Bệnh Sán lá:

-Bệnh thường xuất hiện tập trung vào mùa mưa, nhất là ở những ao, bể nuôi cá mật độ quá dày, chúng ký sinh hầu hết trên cơ thể cá. Nguy hại nhất là do Sán lá. Xuất hiện cao điểm vào các tháng có thời tiết lạnh (tháng 11 và tháng 12 dương lich), hoặc những lúc có mưa, bào kéo dài.

-Sán lá có kích thước khoảng 0,5 – 1 mm, có một số loài có thể thấy được qua mắt thường.

-Thường bám ở mang hay da cá gây xuất huyết cá sẽ chết sau đó vài ngày nễu là cá nhỏ. Cá chết là do vết thương gây ra, hoặc do các vi khuẩn xâm nhập vào. Đặc biệt nó còn gây thiệt hại nặng đối với cá hương, cá giống.

Triệu chứng: Cá bơi lội chậm chạp và đôi khi trên da có phủ 1 lớp trong giống như lông tơ, có thể tháy điểm xuất huyết nhỏ trên thân cá, mang cá sưng lên và nhợt nhạt. Hiện tượng này kéo dài cá suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh khác.

Điều trị:

– Dùng formol với liều lượng 10 ml/m3 nước (10 cc/m3 nuước), tắm cho cá trong 30 phút. Để điều trị có hiệu quà, mỗi đợt điều trị lập lại 3 làn trong 4 ngày.

– Sau đó dùng vôi bột (CaCO3) liều lượng 1 -2 kg/m2 hòa nước tạt (làm lại từ3 –4 lần).

Bệnh do giun sán nội ký sinh

– Tác nhân gây ra bệnh: Giun đầu móc (Acanthocephala), Sán dây (Bothricephalus), Giun tròn (Philometra).

– Triệu chứng: Giun sán ký sinh nhiều làm cá chậm lớn, gày yếu đoạn ruột có nhiều giun sán ký sinh làm ruột phình to ra.

– Tác hại và và phân bő: Bệnh giun sán nội ký sinh thường không thành dịch, bệnh không làm chết cá hàng loạt nhưng ånh hưởng đến sự tăng trưong của cá. Nếu giun sán ký sinh với số lượng nhiều gây hiện tượng tắc ruột có thể đâm thủng ruột tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn khác phát triển và gây bệnh cho cá. Đối với giun tròn có thể gây tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột.

– Phòng trị: Số giun bảng cách trộn Hadacline vào thức ăn theo lièu lượng hướng dẫn, cho ăn liên tục từ 2-3 ngày. Đồng thời, ta tiến hành thay nước sạch cho cá, dùng BKC, Freshwater…. Xử lý nước để ngăn ngừa những mầm bệnh xâm nhập trở lại cá nuôi

Mua bạt lót ao nuôi cá lóc ở đâu có giá rẻ và chất lượng nhất

Công ty TNHH Hoàng Dũng Green là một công ty có tổng kho lưới, bạt nông nghiệp lớn nhất Hà Nội. Chúng tôi cung cấp các loại lưới và bạt lót ao nuôi cá lóc với giá cả phải chăng, hợp lý nhất. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng về sản phẩm bạt lót ao nuôi cá lóc này vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất cho bạn:

  • Hotline: 0918 954 358
  • Email: dunghoanggreen@gmail.com
  • Địa chỉ: số 6, ngách 1/2/1 Đỗ Nhuận, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Trân trọng cảm ơn!