Nuôi tôm trong hồ lót bạt HDPE là một hoạt động nông nghiệp thủy sản phổ biến và mang lại lợi ích kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc nuôi tôm, người nuôi cần phải nắm vững những kỹ năng và kinh nghiệm cơ bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 6 lưu ý quan trọng để giúp các bạn nuôi tôm trong hồ lót bạt HDPE một cách hiệu quả và bền vững, cùng theo dõi ngay! 

1. Chuẩn bị hồ lót bạt nuôi tôm

Để nuôi tôm trong hồ, bạn cần đảm bảo hồ đã được làm bằng phẳng, có thể thiết kế đáy hồ ở độ dốc vừa giúp thuận tiện cho quá trình rút nước, độ cao của bờ kè hồ cách mặt nước từ 0,6-1m so với mực nước lên cao nhất. Để thuận tiện cho quá trình nuôi tôm và lắp đặt thì bạn nên đào hồ, ao có hình chữ nhật, bờ hồ được đắp bằng đất sét chắc chắn, nét đất kỹ tránh tình trạng sạt lở đất.

Sau khi hồ được đào xong, bạn cần phủ đều tấm bạt HDPE ở đáy và bờ hồ đảm bảo bạt nằm và căng sát nền đáy, tránh tình trạng để bạt bị phồng khí, trùng bạt vì dể làm rách, khi có lực nước làm giảm tuổi thọ của bạt.

chuan-bi-bat-hdpe-lot-ho-nuoi-tom
Chuẩn bị bạt HDPE lót hồ nuôi tôm

2. Sử dụng bạt lót HDPE chất lượng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bạt nuôi tôm khác nhau, có nguồn gốc không rõ ràng, chính vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn địa điểm mua bạt HDPE chất lượng, phù hợp với mục đích sử dụng. 

Bạt lót hồ nuôi tôm cần đảm bảo được các yếu tố sau: 

  • Bạt có độ bền cao, dẻo dai, không bị biến dạng do ảnh hưởng của nhiệt độ, thời tiết.
  • Có khả năng chịu lực nước mạnh, đồng thời chống thấm nước tốt
  • Do bạt được sử dụng ngoài trời, cần chọn loại bạt có khả năng chống tia UV, cực tím tốt

Xem thêm: Bạt chống thấm HDPE nuôi tôm

3. Cấp nước cho hồ nuôi tôm

thi-cong-lap-dat-bat-HDPE-de-nuoi-tom-trong-ho
Thi công lắp đặt bạt HDPE để nuôi tôm trông hồ

 

Nhằm đảm bảo nguồn nước nuôi tôm an toàn, sạch sẽ bạn nên lấy nước từ ao lắng. Bởi nguồn nước trong ao lắng làm giảm tình trạng nước đục, tránh gây hư hại sức khỏe, giúp tôm thích nghi nguồn nước nhanh hơn. Để chắc chắn hơn bạn có thể xử lý nguồn nước bằng cách chạy quạt cách ly, khử độc, giải phèn, diệt vi sinh vật. 

Sau 10 ngày rồi bơm qua hồ nuôi tôm thông qua hệ thống lọc nước chuyên dụng.

Lưu ý khi lấy nước ở ao lắng: Mỗi ao lắng cần lắp đặt quạt nước giúp nâng cao nồng độ oxy hòa tan trong nước, đảm bảo ổn định nhiệt độ, nguồn nước được lọc sạch kĩ càng.

4. Chọn giống nuôi tôm

Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm, là điều kiện cần thiết để tôm phát triển khỏe mạnh, góp phần làm tăng năng suất kinh doanh.

Tùy vào quy mô kinh doanh, sẽ có những phương pháp chọn giống tôm khác nhau, tuy nhiên tôm giống vẫn phải đảm bảo đạt được các yếu tố sau:

Nắm rõ nguồn gốc sinh sản và phát triển của tôm giúp định hình được điều kiện chăn nuôi và phát triển phù hợp. Với mỗi loại tôm đều phát triển tốt nhất khi thích nghi tốt điều kiện chăn nuôi, khí hậu phù hợp.

Phụ thuộc vào kinh nghiệm nuôi tôm, mà bạn chọn loại tôm có độ tuổi phù hợp, nên chọn tôm có vỏ sáng bóng, có khả năng nhìn rõ cấu tạo bên trong của con tôm. Nên chọn tôm giống đồng đều kích cỡ, khỏe mạnh sẽ giúp quá trình chăn nuôi và thu hoạch hiệu quả, dễ dàng hơn

nuoi-tom-trong-ho-hdpe-dat-hieu-qua-cao
nuôi tôm trong hồ HDPE đạt hiệu quả cao

5. Quá trình chăm sóc tôm

  • Yếu tố thức ăn

Khi lựa chọn nguồn thức ăn cho tôm, bạn cần lựa chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với độ tuổi, kích thước tôm. Trong quá trình cho ăn cần cho ăn đúng giờ, khoa học, phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh hàm lượng vi sinh, hóa học trong thức ăn. Thường xuyên quan sát quá trình phát triển của tôm để cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, quan sát cơ thể tôm luôn trong, bóng bẩy. Nếu tôm có màu đen, vỏ tôm bị xám xịt bạn cần giảm ngay lượng thức ăn xuống. Tôm khỏe mạnh và phát triển tốt là tôm có ruột màu nâu, vỏ tôm căng bóng.

  • Yếu tố môi trường

Thường xuyên kiểm tra nguồn nước, độ PH, độ kiềm, độ mặn…nếu thấy trường hợp thay đổi, khác lạ cần xử lý ngay để ngăn chặn kịp thời và tránh những hậu quả xấu xảy ra.

thuong-xuyen-kiem-tra-nguon-nuoc-nuoi-tom
Thường xuyên kiểm tra nguồn nước nuôi tôm

Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là 26-32 độ C, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế, máy đo PH. Tùy vào mỗi loại tôm mà có độ mặn thích hợp từ 5-30%, bạn có thể đo độ mặn nước tỷ trọng kế, khúc xạ kế, dẫn điện kế. Độ PH phù hợp cho nuôi tôm là 7,5 – 8,5, tuy nhiên độ PH không được chênh quá 0,5 nếu trường hợp này xảy ra sẽ gây sốc cho tôm. Nước nuôi tôm phải đảm bảo oxy hòa tan >3,5mg/l, tối đa là 5mg/l.

6. Ngăn ngừa, phòng bệnh cho tôm

Trong quá trình nuôi tôm, bạn cần quản lý tốt nguồn nước, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vật khác như: cua, cá. Thường xuyên vệ sinh đáy hồ, thay nguồn nước định kỳ. Nuôi tôm mật độ phù hợp với mỗi loại, chăm sóc và cho tôm ăn đúng cách, phù hợp.

su-dung-bat-lot-ho-de-nuoi-tom
Sử dụng bạt lót hồ để nuôi tôm

Tổng kho lưới Hà Nội là công ty chuyên cung cấp bạt nuôi tôm HDPE chất lượng tốt nhất thị trường. Với quy mô sản xuất lớn, sản phẩm của chúng tôi có giá thành cạnh tranh cao mà vẫn đảm bảo được độ bền, khả năng chịu nhiệt, chống thấm nước, chống tia UV của bạt. Bên cạnh đó, Tổng kho lưới Hà Nội cung cấp đa dạng các loại bạt nuôi tôm có kích thước, độ dày khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm bạn liên hệ ngay thông tin dưới đây để được nhân viên tư vấn.

Công ty TNHH Hoàng Dũng Green Việt Nam

Văn phòng Hà Nội: Số 6, ngách 1/2/1 Đỗ Nhuận, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội

Hồ Chí Minh: 25/29 đường 279, KP6, P. Phước Long B, Q. 9, HCM.

Hotline: 0918.954.358

Hy vọng qua bài viết trên, bà con đã biết 6 lưu ý khi nuôi tôm trong hồ lót bạt HDPE và ứng dụng thành công trong quá trình nuôi tôm. Từ đó hiệu quả nuôi tôm sẽ tăng lên và giúp tiết kiệm chi phí, thời gian hơn.