Cỏ dại là vấn đề luôn được bà con nông dân quan tâm và tìm cách tiêu diệt nhằm đảm bảo cây trồng phát triển tốt, mang lại năng suất cao. Tuy nhiên sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không đảm bảo an toàn thực phẩm nên cần hạn chế sử dụng mà thay vào đó khuyến cáo sử dụng các chất sinh học để loại bỏ cỏ dại hoàn toàn. Cùng Tổng kho lưới Hà Nội tìm hiểu ngay 10 cách diệt cỏ dại tận gốc không cần thuốc trong bài viết dưới đây nhé.

cach-diet-co-dai-hieu-qua-va-an-toan

1. Nhổ cỏ

Nhổ cỏ là phương pháp loại bỏ cỏ dại trực tiếp và luôn được áp dụng. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng và hiệu quả cao, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn cỏ dại. Tuy nhiên đối với loại cỏ có rễ sâu, hoa cỏ thì cần nhổ nhiều lần như: cỏ tranh, cỏ chua me,…

Để quá trình nhổ cỏ dễ dàng, không bị đau tay và có thể nhổ tận gốc cỏ dại bạn nên làm ướt bề mặt đất, sau đó sử dụng liềm hoặc cuốc để đào tận gốc cỏ dại một cách nhanh chóng và hoàn toàn. Đặc biệt với những cây rễ cọc cần đào cẩn thận tránh tình trạng đứt rễ, tạo cơ hội cho cây mọc tiếp lứa sau. Hoặc bạn có thể nhổ cỏ sau khi trời mưa, bởi lúc này đất mềm, tơi xốp rất dễ nhổ cỏ.

Tuy nhiên phương pháp nhổ cỏ chỉ áp dụng với quy mô nhỏ với loại cỏ mềm, thấp, không được áp dụng nhiều trong vườn rau, cây ăn quả lớn bởi tốn kém chi phí thuê người làm cỏ mà hiệu quả không cao.

lam-sach-co-dai-bang-phuong-phap-nho-co

2. Sử dụng bạt phủ cỏ

Bạt phủ cỏ là phương pháp làm sạch cỏ mới, mang lại hiệu quả cao với giá thành phù hợp nên được sử dụng rộng rãi. Bạt phủ đất chống cỏ dại được làm từ nhựa HDPE có độ bền từ 5 -7 năm, khả năng thoát nước tốt, thoáng khí do các sợi nhựa được đan chéo vào nhau tạo thành các lỗ nhỏ liti. Ngoài ra

bạt được phủ lớp chống tia UV, bảo vệ bạt khỏi ánh nắng mặt trời, kéo dài thêm tuổi thọ sản phẩm và có khả năng kháng kiềm, hóa chất, các chất ăn mòn…

Bên cạnh công dụng ngăn chặn cỏ dại sinh trưởng và phát triển, bạt phủ cỏ còn giúp phân rã rễ cây, giúp rễ cây phát triển nhanh, hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và bảo vệ đất trồng không bị bạc màu, suy thoái.

Bạt phủ đất chống cỏ dại có cấu tạo 2 mặt với 2 chức năng khác nhau. Bề mặt màu đen tiếp xúc trực tiếp với đất trồng làm ngăn cản ánh sáng của mặt trời làm chồi cỏ dại không thể phát triển do không nhận đủ lượng ánh sáng và còn hạn chế côn trùng xâm nhập và phá hoại, xua đuổi rệp, bọ phấn trắng, sâu bọ..

bat-phu-co-ngan-chan-co-dai-phat-trien-hieu-qua

Xem thêm: Hướng dẫn thi công bạt chống cỏ từ A-Z

3. Sử dụng cồn

Để diệt cỏ dại, bạn cần hòa tan 1 – 5 thìa cồn trong 4 chén nước và sau đó phun hỗn hợp này lên khu vực có cỏ. Cách này sẽ nhanh chóng tiêu diệt cỏ dại, tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này có một số nhược điểm, có thể ảnh hưởng đến các cây trồng khác. Vì vậy, nếu bạn muốn diệt cỏ dại trong sân vườn, hãy cẩn thận và tránh phun lên các cây trồng xung quanh.

su-dung-con-de-tieu-diet-co-dai

4. Sử dụng giấm

Giấm trắng không chỉ được sử dụng để làm sạch các vật dụng trong gia đình và trong nấu ăn, mà còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại. Hòa 1 phần giấm và 1 phần nước, sau đó đổ hỗn hợp này vào một bình xịt tay và phun lên đám cỏ dại. Phương pháp này giúp cỏ dại chết đi nhanh chóng mà không gây hại cho môi trường. 

Trong trường hợp sau khi trời mưa, bạn có thể sử dụng giấm (dùng giấm trắng hoặc giấm táo đều được) và phun trực tiếp lên cỏ dại. Sau khoảng 1 ngày, cỏ dại sẽ tự chết. Lúc này, bạn chỉ cần dọn dẹp chúng đi một cách dễ dàng. Phương pháp này rất an toàn mà không làm ảnh hưởng đến cây trồng, môi trường xung quanh.

giam-an-co-cong-dung-tieu-diet-co-dai-phat-trien
Những cách diệt cỏ thông minh đúng cách

5. Nước sôi

Sử dụng nước sôi để làm chết cỏ dại đảm bảo an toàn môi trường mà không tốn kém chi phí. Bạn chỉ cần đun nước sôi và đổ trực tiếp lên khu vực có cỏ dại, chỉ sau vài giờ đồng hồ cỏ dại đã đổi màu và lụi dần. Bạn cần thực hiện cẩn thận tránh tình trạng bị bỏng tay, hay đổ nước nóng sang cây xung quanh.

6. Sử dụng muối 

Muối ăn có khả năng làm cỏ dại mất nước và phá vỡ sự cân bằng nước bên trong tế bào cây làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ dại. Ngoài ra phương pháp này an toàn nhưng cần cẩn thận khi sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến các loại cây trồng xung quanh.

Bạn chỉ cần đổ trực tiếp muối lên cỏ dại hoặc hòa tan muối với nước rồi phun lên khu vực cần làm sạch cỏ.

tong-hop-cac-phuong-phap-lam-sach-co-dai-hieu-qua

7. Dùng baking soda

Muối và baking soda đều có công dụng giống nhau giúp ngăn chặn cỏ dại phát triển mà không gây tốn kém chi phí hoặc mất quá nhiều thời gian thực hiện. Tiến hành rắc baking soda tại các khu vực ẩm ướt, cỏ non mọc. Trong baking soda có chứa thành phần kiềm làm cỏ dại không phát triển được đồng thời còn giúp xua đuổi côn trùng, sâu bệnh. Có thể trộn với nước rồi phun lên đất trồng hoặc trộn trực tiếp vào đất làm ngăn chặn tình trạng cỏ dại phát triển.

8. Sử dụng máy cắt cỏ

Việc sử dụng máy cắt cỏ trong nông nghiệp rất phổ biến, đặc biệt với quy mô lớn giúp tiết kiệm thời gian, công sức làm sạch cỏ nhưng không loại bỏ hoàn toàn nên thường được bà con chăn nuôi sử dụng để cắt cho gia súc, tôm cá ăn. 

Hoặc với vườn cây công nghiệp, cây ăn quả quy mô lớn dùng máy cắt cỏ giúp tiết kiệm lớn thời gian và đảm bảo an toàn sức khỏe, môi trường xung quanh. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy cắt cỏ khác nhau, phụ thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô cây trồng mà lựa chọn loại máy có công suất, tính năng phù hợp như: máy cắt cỏ chạy bằng xăng, máy cắt cỏ chạy bằng điện…

may-cat-co-giup-tiet-kiem-thoi-gian-lam-sach-co

9. Dùng báo cũ

Sử dụng báo cũ để ngăn chặn cỏ dại rất hiệu quả nhưng lại ít được sử dụng. Phương pháp này nhằm chắn ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào đất trồng, không tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển. 

Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được vào mùa hè, với phần đất trồng đã được làm sạch, giúp ngăn chặn cỏ mầm phát triển, dễ bị ướt hư hỏng khi trời mưa, độ ẩm cao sẽ tạo kết quả ngược lại.

10. Sử dụng màng phủ nông nghiệp

mang-phu-nong-nghiep-che-phan-dat-trong-ngan-co-dai-phat-trien

Màng phủ nông nghiệp được trải trực tiếp ra phần đất trồng giúp ngăn chặn cỏ dại phát triển, đồng thời bảo vệ đất trồng, hạn chế xói mòn và rửa trôi các chất dinh dưỡng. Do phần đất trống được phủ kín bằng màng nên cỏ dại không có cơ hội hay điều kiện phát triển. Ngoài ra màng phủ nông nghiệp rất dễ sử dụng và thân thiện với môi trường, có thể tự phân hủy sau một thời gian sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu đất hay mất thời gian dọn dẹp.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại màng phủ khác nhau với nhiều kích thước, độ dày giúp bà con có nhiều sự lựa chọn phù hợp với loại cây trồng và chi phí đầu tư.

Như vậy Tổng kho lưới Hà Nội đã chia sẻ top 10 cách diệt cỏ tận gốc không cần thuốc được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn, giúp bạn loại bỏ được cỏ dại trong vườn hoàn toàn.