Bạt lót hồ tôm, cá là loại bạt được làm từ nhựa HDPE nguyên sinh, với công nghệ sản xuất từ nước Đức bạt có khả năng chống nước, chống thấm tuyệt đối. Bạt có chất kháng tia UV vì vậy bạt không có chứa chất độc hại, phù hợp với môi trường và có thể sử dụng làm bể chứa nước ngọt để nuôi cá, tôm. Bài viết sau đây, Hoàng Dũng Green sẽ hướng dẫn bạn cách thi công bạt lót hồ hiệu quả nhất nhé!
Lợi ích mang lại của bạt lót hồ tôm, cá
Màng HDPE được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, được ứng dụng nhiều nhất là dùng để thi công lót hồ nuôi tôm, cá với những ưu điểm sau:
+ Cho phép được kiểm soát chất lượng nước trong hồ tốt hơn
+ Chống thấm, chống nước tuyệt đối, giữ nước, không làm nước bị hao hụt, giảm bùn ở dưới đáy ao
+ Chống nguy cơ sói mòn và sạt lở bờ ao, không sợ bị ảnh hưởng do thời tiết, mưa bão
+ Giảm nguy cơ tôm cá bị mắc bệnh dịch, hạn chế sự phát sinh, phát triển của rong, tảo, vi khuẩn
+ Tăng năng suất tôm cá trong ao, tôm cá có điều kiện để phát triển tốt hơn
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí, thi công bạt lót ao hồ có thời gian ngắn, nhanh chóng
+ Dễ kiểm soát và thu hoạch, tránh tình trạng tôm cá bị thất thoát ra ngoài
+ Dễ dàng vệ sinh ao, hồ, giảm thời gian thanh trùng ao, hồ, giúp tăng thêm vụ nuôi
+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp, có độ bền cao, có thể lên đến hơn chục năm
Hướng dẫn thi công bạt lót hồ tôm cá
– Đầu tiên ta tiến hành đào hố, hồ và đầm đất cho thật chặt. Đảm bảo phải đào hồ theo đúng kích thước (độ sâu và độ rộng) đã tính toán từ trước. Đồng thời xây dựng phần rãnh neo theo đúng với bản vẽ kỹ thuật, tránh việc đào sai kích thước quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm.
– Khi đào hồ xong, bạn dùng bạt trải kín phần đáy hố lẫn thành hố. Đổ đất thật chặt lên phần rãnh neo mà bạn đã làm theo như bản vẽ kỹ thuật, chú ý cần tránh làm hỏng màng. Đồng thời cuộn thanh tre phải vào sát phần mép bạt ở phía bên trên thành hố, chôn sâu tầm 20 -> 25cm để giúp bạt được cố định. Sau đó bạn lấp đất lên trên bề mặt phần bạt đã được chôn cùng thanh tre.
– Bước quan trọng tiếp theo là sau khi thi công bạt lót hồ bằng màng chống thấm HDPE thì ta phải hàn nối các tấm bạt HDPE lại với nhau. Để nối những tấm bạt HDPE bạn dùng máy hàn kép và hàn gia nhiệt để nối chúng lại. Ngoài ra việc hàn còn làm để sửa các điểm hư trong quá trình thi công.
Yêu cầu sau khi thi công bạt lót hồ tôm cá
– Mặt của hồ lót bạt phải phẳng, nước không bị đọng, không có các vật sắc nhọn ở trên bề mặt hồ, đồng thời nền đất phải chắc không được quá yếu.
– Vị trí đặt của bạt lót hồ chống thấm tiếp xúc với rãnh neo không được phép lồi lên trên.
– Các mảng bạt HDPE nối với nhau phải tạo thành một tấm chống thấm chống nước đồng nhất, bằng phẳng, không hư hỏng và đặc biệt không được rách.
– Mối hàn dọc phải song song với các mái dốc lớn nhất.
– Mối hàn ngang ở các chân mái không kéo dài quá 1,5m.
Lưu ý quan trọng khi thi công bạt lót hồ tôm cá
– Không nên tiến hành trải bạt HDPE nếu thời tiết xấu như: mưa, bão bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công.
– Người thợ trong quá trình thi công không được hút thuốc, không mang các vật có ảnh hưởng đến quá trình trải màng HDPE, không được phép chạy trên bề mặt vật liệu.
– Khi lắp đặt nhiều bạt chống thấm, chống nước liên tục thì phải chú ý đến khả năng thoát nước của công trình, hướng gió, mặt bằng thi công…
– Sử dụng màng chống thấm, chống nước HDPE chất lượng cao, bền, có độ đàn hồi tốt, qua đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và tuổi thọ cho hồ.
Mua bạt lót hồ tôm, cá ở đâu giá tốt và chất lượng?
Công ty TNHH Hoàng Dũng Green là một công ty có tổng kho lưới, bạt nông nghiệp lớn nhất Hà Nội. Chúng tôi cung cấp các loại lưới và Bạt Lót Hồ tôm, cá với giá cả phải chăng, hợp lý nhất. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng về sản phẩm này vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất cho bạn:
- Hotline: 0918 954 358
- Email: dunghoanggreen@gmail.com
- Địa chỉ: số 6, ngách 1/2/1 Đỗ Nhuận, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Trân trọng cảm ơn!