Hiện nay trong nông nghiệp có 2 mô hình canh tác chủ yếu là trồng cây trong nhà lưới và trồng cây trong nhà kính. Với mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng phù hợp với mỗi loại cây và địa hình khác nhau. Vậy làm thế nào để biết nên lựa chọn nhà lưới hay nhà kính để trồng rau hiệu quả hơn? Cùng Tổng kho lưới Hà Nội tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Mô hình trồng cây trong nhà lưới
Mô hình trồng cây trong nhà lưới là một dạng nhà có cấu tạo bằng bộ khung nhà và lưới chắn công trùng bao quanh khung nhà. Mô hình này giúp ngăn chặn sự phá hoại của côn trùng đồng thời hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, hóa học đảm bảo an toàn thực phẩm.
Có 2 loại hình trồng cây trong nhà lưới: nhà lưới kín và nhà lưới hở
- Nhà lưới kín
Nhà lưới kín được phủ lưới toàn bộ mái và xung quanh công trình, cửa ra vào với thiết kế kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng hiệu quả. Khung nhà lưới thường được làm bằng khung sắt hàn với độ cao từ 4-5m, tùy vào cây trồng mà thi công bộ khung phù hợp.
- Nhà lưới hở
Nhà lưới hở được thiết kế đơn giản hơn chỉ che chủ yếu phần mái hoặc các phần xung quanh với thiết kế mái bằng hoặc mái nghiêng giúp giảm tác hại của điều kiện thời tiết xấu và phù hợp với diện tích canh tác nhỏ từ 500m2 – 1000 ha.
Ưu điểm
- Ngăn chặn sự xâm nhập, phá hoại của côn trùng, sâu bọ.
- Gia tăng thời vụ sản xuất do cây được trồng trong nhà kín nên có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp cho cây phát triển.
- Trồng cây trong nhà kính giúp tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế tình trạng xói mòn đất, ngăn chặn tia UV, bảo vệ cây trồng phát triển tốt.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng.
- Thi công, lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng.
Nhược điểm
- Áp dụng mô hình nhà lưới với quy mô nhỏ sẽ đảm bảo được hiệu quả và dễ dàng kiểm soát.
- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây nên cần có những biện pháp phù hợp.
- Tạo điều kiện thích hợp cho nấm mốc phát triển.
Mô hình trồng cây trong màng nhà kính
Mô hình trồng cây trong nhà kính là sử dụng màng nhà kính bao phủ xung quanh cùng kết cấu khung làm bằng kim loại giúp ngăn chặn tác động xấu của điều kiện thời tiết và bảo vệ cây trồng phát triển tốt.
Trong hệ thống nhà kính thường được lắp thêm hệ thống tưới, quạt thông gió, máy điều hòa… giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, không khí tạo điều kiện phù hợp cho cây phát triển khỏe mạnh.
Có 2 mô hình trồng cây trong nhà kính: nhà kính kín và nhà kính hở.
- Nhà kính kín
Nhà kính kín là bao phủ toàn bộ màng PE xung quanh các mặt khung, cửa ra vào, mái nhà. Thiết kế này vô cùng đơn giản và dễ dàng thi công lắp đặt.
- Nhà kính hở
Mô hình nhà kính hở là kiểu thiết kế để hở cửa ra vào hoặc để hở một phần nhất định không được bao phủ bởi màng nhà kính. Có 2 loại màng nhà kính hở: hở 1 bên hoặc hở mái bướm.
Nhà kính hở giúp điều hòa không khí, nhiệt độ, độ ẩm tạo điều kiện tự nhiên cho cây phát triển khỏe mạnh.
Ưu điểm
- Ngăn chặn tác hại của môi trường đối với cây trồng, giúp cây trồng luôn được bảo vệ tốt khi mưa to, gió bão, sương muối, nắng gắt.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và ánh sáng cho cây phát triển khỏe mạnh.
- Tạo môi trường sống, nhiệt độ ổn định cho cây thích nghi và phát triển.
- Ngăn chặn tia cực tím, bụi bẩn, các chất độc gây hại cho cây trồng.
- Bảo vệ cây trồng khỏi sự xâm nhập của côn trùng, sâu bệnh, giảm lượng thuốc hóa học, trừ sâu.
- Nâng cao chất lượng rau màu, tăng năng suất, hiệu quả cây trồng.
Xem thêm: Lợi ích của việc sử dụng màng nhà kính trong nông nghiệp
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư ban đầu cao nên cần tính toán kỹ càng để tiết kiệm chi phí và tránh thiệt hại rủi ro trong quá trình lắp đặt và sử dụng.
- Diện tích canh tác không quá lớn, phù hợp với mô hình canh tác theo luống nên rất khó để kết hợp các loại cây cùng thời vụ với nhau.
So sánh mô hình trồng nhà kính và mô hình trồng nhà lưới trong
Điểm giống nhau
- Nhìn chung mô hình trồng cây trong nhà kính và trồng cây trong nhà lưới đều mang lại hiệu quả cao trong sản xuất canh tác.
- Giúp bảo vệ cây trồng khỏi điều kiện xấu của thời tiết tự nhiên.
- Cây trồng phát triển khỏe mạnh, mang lại năng suất và giá trị cao hơn so với cây trồng bên ngoài môi trường.
- Ngăn chặn sự phá hoại, xâm nhập của côn trùng.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, hóa học.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí chăm sóc và nuôi dưỡng cây trồng.
Điểm khác nhau
- Chất liệu sử dụng: Nhà kính sử dụng màng PE làm mái, nhà lưới sử dụng lưới che nắng hoặc lưới chắn công trùng để lợp mái.
- Thiết kế dàn khung của nhà lưới đơn giản hơn nhà kính và không cần yêu cầu kỹ thuật cao.
- Nhiệt độ nhà lưới luôn ổn định và không chênh lệch nhiều so với nhà màng.
- Chi phí thi công và lắp đặt nhà màng cao hơn so với nhà lưới.
Nên chọn màng nhà kính hay nhà lưới để trồng cây
Nhìn chung mô hình nhà kính hay nhà lưới đều giúp bảo vệ cây trồng và mang lại hiệu quả, năng suất cây trồng cao. Tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác để chọn mô hình phù hợp giúp phát huy tối đa tính năng của phương pháp canh tác.
Khi nào nên trồng cây trong nhà lưới?
Mô hình trồng cây trong nhà lưới cung cấp môi trường, nhiệt độ ổn định cho cây phát triển tốt. Đồng thời tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi thất thường, cây sẽ không bị ảnh hưởng hay ốm, chậm phát triển.
Với mật độ mắt lưới nhỏ, các sợi lưới được đan chéo nhau đảm bảo độ thoáng mát và lượng ánh sáng vừa đủ cho cây trồng vào những ngày nắng nóng.
Ngoài ra khi trồng cây trong nhà lưới bằng lưới che nắng còn giúp ngăn chặn ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây trồng và bảo vệ cây trồng khỏi tác hại của tia UV. Như vậy cây vẫn đủ lượng ánh sáng để quang hợp và phát triển.
Tùy vào mục đích người sử dụng và loại cây trồng canh tác mà chọn loại lưới có mật độ thích hợp giúp phân tán ánh sáng và phân tách hạt mưa thành dạng sương, hạn chế tình trạng ngập úng, tác hại của thời tiết.
Ngoài ra chi phí thi công lắp đặt màng nhà lưới không quá cao nên phù hợp với mọi quy mô canh tác lớn, nhỏ cùng hệ thống canh tác hiện đại giúp đem lại năng suất và hiệu quả kinh doanh cao.
Mô hình này phù hợp với khu vực có điều kiện thời tiết xấu như: thường xuyên có sương muối, mưa đá, gió lớn.
Khi nào nên trồng cây trong nhà kính?
Mô hình nhà kính phù hợp với những cây ưa sáng, ươm giống cây trồng. Đặc biệt ở những khu vực có khí hậu lạnh, mát mẻ trồng cây trong nhà kính giúp duy trì nhiệt độ ổn định, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh và không bị sốc nhiệt khi nhiệt độ lên cao hay thay đổi thất thường giữa ngày và đêm.
Hay những khu vực địa hình gần biển có độ mặn cao, ô nhiễm không khí chứa nhiều hóa chất thì trồng cây giúp ngăn chặn hóa chất hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
Nhằm mang lại năng suất cây trồng cao hơn bạn có thể lắp đặt hệ thống tưới, làm mát, sưởi ấm để có thể trồng cây trái mùa và xen kẽ giữa các loại cây.
Chính vì thế mô hình trồng cây trong nhà kính thường được áp dụng với quy mô canh tác lớn hiện đại, với những giống cây mang lại năng suất cao và có giá trị kinh tế lớn như xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tại Tổng kho lưới Hà Nội cung cấp các loại sản phẩm nông nghiệp như lưới che nắng Thái Lan, lưới che nắng Hàn Quốc, lưới che nắng Đài Loan, lưới chắn côn trùng, màng nhà kính…Sản phẩm ở đây có chất lượng tốt nhất thị trường với công nghệ sản xuất hiện đại, quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo tiêu chí sản phẩm khi mang đến tay người tiêu dùng.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình đảm bảo làm hài lòng mọi nhu cầu khách hàng, giúp bà con chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ví tiền của mình. Ngoài ra với mỗi loại sản phẩm lại có nhiều kích thước, thương hiệu khác nhau giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn tối ưu hơn. Liên hệ ngay hotline 0918 954 358 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp câu hỏi lựa chọn nhà lưới hay nhà kính trồng rau hiệu quả hơn? Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn, giúp bạn lựa chọn được mô hình canh tác phù hợp nhằm cây trồng phát triển khỏe mạnh và mang lại năng suất cao.